Bất động sản giàu tiềm năng trong dịch
- Thứ năm - 01/07/2021 10:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Giới chuyên gia cho rằng, dòng tiền mặt dồi dào quay trở lại thị trường trong nước giúp bất động sản trở thành kênh giữ tài sản cho nhà đầu tư.
Từ năm 2020, một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường bất động sản Việt Nam và một số nước lớn trên thế giới là giá liên tục tăng, bất chấp ảnh hưởng của Covid-19 và kinh tế tăng trưởng chậm.
Tại Việt Nam, cơn sốt đất diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Long An, Đồng Nai... Theo báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2021 của Bộ Xây dựng, nhiều khu vực ở Hà Nội như Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh... vẫn tiếp tục tăng 20-30%. Tại TP HCM giá cũng tăng nóng, giá đất tại nhiều tuyến đường trước đây chỉ khoảng 40-50 triệu đồng mỗi m2 đã tăng lên tới 70-90 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng mỗi m2.
Theo đại diện Him Lam Land, tại hai thị trường Hà Nội và TP HCM, các bất động sản có giá trị càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng mạnh mẽ. Khảo sát của đơn vị này cho thấy, một số căn biệt thự, liền kề, shophouse năm 2019 được mua với giá 5-10 tỷ đồng hiện nay đều có giá lên 10- 20 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 2 năm.
Điển hình tại dự án shophouse Him Lam Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) dù giá lên đến hơn chục tỷ đồng một căn, dự án thanh khoản tốt, giao dịch đạt 90% chỉ sau vài tháng mở bán. Theo đại diện Him Lam Land - nhà phát triển và kinh doanh, sức hút của dự án đến từ vị trí thuận tiện, sổ đỏ lâu dài cùng hệ sinh thái tiện ích đa dạng.
"Từ 2019, giá vàng đã lập đỉnh mới và có nhiều biến động khó lường, Covid khiến giãn cách xã hội liên tục nên dòng tiền không được tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cùng với đó dòng tiền đầu tư ra nước ngoài cũng hạn chế nên dồn vào bất động sản", vị này lý giải.
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà môi giới địa ốc Mỹ (NAR) đưa ra năm 2017, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia mua nhà ở Mỹ nhiều nhất với khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Khi dịch Covid bùng phát, việc đi ra nước ngoài khó khăn, học sinh cũng phải về nước, do đó, việc mua nhà ở nước ngoài để định cư hoặc cất trữ tài sản cũng trở nên khó khăn và kém an toàn hơn trước. Con số hàng tỷ USD người Việt Nam dùng để mua nhà ở nước ngoài nay quay trở lại với thị trường bất động sản trong nước.
Cùng với dòng vốn đầu tư ra nước ngoài quay đầu đổ về thị trường nội địa, dòng kiều hối cũng đang đổ mạnh về nước. Cụ thể, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng dòng tiền chuyển về TP HCM những tháng đầu năm 2021 đạt 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng lượng kiều hối năm 2021 sẽ tăng 7% so với cuối năm 2020, đạt 6,5 tỷ USD. Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh các kênh đầu tư trên thị trường thế giới như vàng, trái phiếu cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm và bấp bênh, lượng kiều hối 4 tháng đầu năm chủ yếu hướng vào thị trường chứng khoán và bất động sản.
Giới chuyên gia nhận định, lượng tiền dồi dào trên thị trường sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản, nhất là những bất động sản giá trị, tính sử dụng cao như nhà phố, shophouse hoặc bất động sản gần những khu công nghiệp lớn.
Tại Việt Nam, cơn sốt đất diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Long An, Đồng Nai... Theo báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2021 của Bộ Xây dựng, nhiều khu vực ở Hà Nội như Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức, Đông Anh... vẫn tiếp tục tăng 20-30%. Tại TP HCM giá cũng tăng nóng, giá đất tại nhiều tuyến đường trước đây chỉ khoảng 40-50 triệu đồng mỗi m2 đã tăng lên tới 70-90 triệu đồng, thậm chí 100 triệu đồng mỗi m2.
Theo đại diện Him Lam Land, tại hai thị trường Hà Nội và TP HCM, các bất động sản có giá trị càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng mạnh mẽ. Khảo sát của đơn vị này cho thấy, một số căn biệt thự, liền kề, shophouse năm 2019 được mua với giá 5-10 tỷ đồng hiện nay đều có giá lên 10- 20 tỷ đồng, tăng gấp đôi sau 2 năm.
Điển hình tại dự án shophouse Him Lam Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) dù giá lên đến hơn chục tỷ đồng một căn, dự án thanh khoản tốt, giao dịch đạt 90% chỉ sau vài tháng mở bán. Theo đại diện Him Lam Land - nhà phát triển và kinh doanh, sức hút của dự án đến từ vị trí thuận tiện, sổ đỏ lâu dài cùng hệ sinh thái tiện ích đa dạng.
Dự án Him Lam Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: Him Lam Land.
Giải thích nguyên nhân dẫn đến cơn sốt bất động sản, đại diện Him Lam Land cho rằng, hiện tượng dồi dào tiền mặt cùng nguồn tiền rẻ khắp nơi khiến nhà đầu tư chọn bất động sản làm nơi lưu trú. Trước đây, khi có tiền, có nhiều lựa chọn như mua vàng, mua ngoại tệ cất trữ, mua nhà ở nước ngoài, gửi tiết kiệm, đi du lịch, mua bất động sản hay tái đầu tư kinh doanh sản xuất."Từ 2019, giá vàng đã lập đỉnh mới và có nhiều biến động khó lường, Covid khiến giãn cách xã hội liên tục nên dòng tiền không được tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cùng với đó dòng tiền đầu tư ra nước ngoài cũng hạn chế nên dồn vào bất động sản", vị này lý giải.
Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà môi giới địa ốc Mỹ (NAR) đưa ra năm 2017, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia mua nhà ở Mỹ nhiều nhất với khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Khi dịch Covid bùng phát, việc đi ra nước ngoài khó khăn, học sinh cũng phải về nước, do đó, việc mua nhà ở nước ngoài để định cư hoặc cất trữ tài sản cũng trở nên khó khăn và kém an toàn hơn trước. Con số hàng tỷ USD người Việt Nam dùng để mua nhà ở nước ngoài nay quay trở lại với thị trường bất động sản trong nước.
Cùng với dòng vốn đầu tư ra nước ngoài quay đầu đổ về thị trường nội địa, dòng kiều hối cũng đang đổ mạnh về nước. Cụ thể, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng dòng tiền chuyển về TP HCM những tháng đầu năm 2021 đạt 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng lượng kiều hối năm 2021 sẽ tăng 7% so với cuối năm 2020, đạt 6,5 tỷ USD. Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh các kênh đầu tư trên thị trường thế giới như vàng, trái phiếu cũng như hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm và bấp bênh, lượng kiều hối 4 tháng đầu năm chủ yếu hướng vào thị trường chứng khoán và bất động sản.
Các căn shophouse tại Him Lam Vạn Phúc đang được xây dựng. Ảnh: Him Lam Land.
Ngoài ra, dòng vốn từ trái phiếu, kiều hối, vốn đầu tư công, vốn của các nhà đầu tư tiềm năng... cũng đều có xu hướng gia tăng đổ vào thị trường bất động sản trong thời gian qua. Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam cần lưu ý đến khu vực kinh tế không chính thức. Trong những năm qua, có một luồng tiền lớn đi ra ngoài thị trường và không quay về hệ thống ngân hàng. Nó tạo thành dòng tiền chạy trong khu vực phi chính thức như việc các doanh nghiệp tự vay lẫn nhau, người dân vay lẫn nhau. Do dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp nên hoạt động tại khu vực phi chính thức gần như bị đình trệ, giảm xuống. Dòng tiền theo đó bắt đầu quay lại các kênh đầu tư chính thức trong đó có thị trường bất động sản.Giới chuyên gia nhận định, lượng tiền dồi dào trên thị trường sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản, nhất là những bất động sản giá trị, tính sử dụng cao như nhà phố, shophouse hoặc bất động sản gần những khu công nghiệp lớn.
Tâm Anh