Nhà đầu tư đã quay trở lại với thị trường BĐS châu Á Thái Bình Dương
- Thứ ba - 10/11/2020 15:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo JLL Việt Nam, số lượng lớn nhà đầu tư tái khẳng định “khẩu vị” của họ đối với các tài sản và BĐS hậu cần và trung tâm dữ liệu. Do đó, lạc quan trong quý cuối năm sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn trong phân khúc công nghiệp và nhà ở tại những thị trường trên đà phục hồi như Singapore và Việt Nam.
Theo JLL Việt Nam, số lượng lớn nhà đầu tư tái khẳng định “khẩu vị” của họ đối với các tài sản và BĐS hậu cần và trung tâm dữ liệu. Do đó, lạc quan trong quý cuối năm sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn trong phân khúc công nghiệp và nhà ở tại những thị trường trên đà phục hồi như Singapore và Việt Nam.
Đại diện JLL cho biết, hoạt động đầu tư Châu Á Thái Bình Dương khởi sắc trở lại trong quý 3/2020, với 35 tỷ đô la Mỹ giao dịch trực tiếp được cam kết trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2020. Lượng giao dịch đã phục hồi 35% so với quý trước, và thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động giao dịch đang tăng tốc trên một số thị trường chủ chốt trong khu vực khi các nhà đầu tư tự tin triển khai vốn hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong năm 2020.
Chỉ số phục hồi đầu tư trong quý thứ ba được dẫn đầu bởi hoạt động ở các thị trường Bắc Á, với Trung Quốc (giảm 10% theo năm), Hàn Quốc (giảm 2% theo năm) và Nhật Bản (giảm 18% theo năm). Những thị trường trên đã đều đang có nhiều hoạt động giao dịch hơn do một số hoạt động kinh tế bắt đầu được mở cửa trở lại. Đồng thời, Tokyo và Seoul cũng đã vươn lên là hai thành phố hàng đầu trên toàn cầu về đầu tư vào năm 2020.
Theo JLL, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy hoạt động đầu tư bắt đầu khởi sắc xuất hiện trong quý 3, với khối lượng đầu tư cải thiện đáng kể ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong tương lai gần, đơn vị này tin rằng hoạt động giao dịch sẽ tăng dù nhà đầu tư vẫn do dự trước bất ổn, và chúng tôi cảm thấy lạc quan hơn về quý 4/2020.
Tại Việt Nam, theo quan sát của JLL vẫn đang có nhiều thương vụ gọi vốn từ các chủ đầu tư trong nước có danh mục phát triển quy mô lớn, hiệu suất sinh lợi cao và có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam còn non trẻ và đang phát triển. Dù các giao dịch này vẫn đang trong giai đoạn được đàm phán và rà soát pháp lý, đây vẫn được đánh giá là yếu tố tích cực bởi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài về sự phục hồi của đất nước và sức mua của người dân sẽ được cải thiện trong những quý kế tiếp.
Trung tâm dữ liệu và hậu cần: Trong quý 3, thị trường công nghiệp hoạt động mạnh mẽ với lượng giao dịch tăng 76% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu được thúc đẩy bởi các giao dịch về trung tâm dữ liệu và hậu cần. Các tài sản này lần lượt chiếm 70% và 31% giao dịch tại Nhật Bản và Trung Quốc. Dịch bệnh Covid-19 có thể tạm thời làm gián đoạn đầu tư tại Việt Nam, nhưng sự quan tâm từ các nhà đầu tư vẫn mạnh mẽ do Việt Nam được xem là cường quốc công nghiệp mới ở khu vực. Điều này sẽ hỗ trợ cả cung và cầu đối với bất động sản công nghiệp ở Việt Nam. Giao dịch văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giao dịch bán lẻ và khách sạn giảm 51% và 87% so với cùng kỳ.
Bình thường hóa cơ cấu nhà đầu tư: Niềm tin vào sự phục hồi được củng cố nhờ sự trở lại của nhiều nhà đầu tư tổ chức trong quý 3. Trong khi hoạt động trong nửa đầu năm 2020 chủ yếu do các nhà đầu tư tư nhân, vì các nhà quản lý đầu tư lớn hơn do dự hơn trước khi triển khai vốn vì lý do minh bạch.
Chi phí sử dụng vốn tiếp tục giảm: Đối với khu vực, chi phí sử dụng vốn giảm mạnh trong sáu tháng qua, thúc đẩy sức mua của bên mua khi họ tìm cách tận dụng chênh lệch hiện có. Tính đến thời điểm hiện tại, chi phí tài chính đã giảm từ 50 đến 100 điểm phần trăm, thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường.
Theo JLL, đối với Việt Nam, lãi suất trái phiếu sẽ có xu hướng gia tăng, nhằm bù đắp cho phần bù rủi ro cao hơn trong bối cảnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này có thể nhìn thấy khi rất nhiều doanh nghiệp BĐS Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng thương mại, mặc dù lãi suất cho vay giảm so với các năm trước, nhưng chất lượng tín dụng luôn được các Ngân hàng thương mại quan tâm, do đó, nhiều doanh nghiệp BĐS không thỏa mãn được các điều kiện vay này.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ